Nếu tôi gia nhập vào doanh nghiệp của bạn ngày hôm nay để phụ trách chuyển đổi số, điều đầu tiên tôi làm sẽ không phải là tìm phần mềm.
Tôi cũng sẽ không gọi ngay cho mấy ông tích hợp hệ thống, hay nhà cung cấp giải pháp ERP quen mặt trên thị trường.
Thay vào đó, tôi sẽ đặt một câu hỏi:
“Doanh nghiệp của anh đang đi về đâu? Và hệ thống nào sẽ đồng hành xứng đáng trên hành trình đó?”
Nghe thì đơn giản, nhưng đây là câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp bỏ qua. Và đó là lý do vì sao hơn 50% dự án chuyển đổi số thất bại — không phải vì công nghệ, mà vì chọn sai điểm khởi đầu.
1. Căn chỉnh chiến lược trước, nói chuyện công nghệ sau
Tôi sẽ bắt đầu bằng việc tổ chức các buổi “workshop chiến lược”. Không phải để bàn về phần mềm nào tốt, mà để bóc tách 3 tầng mục tiêu:
• Doanh nghiệp muốn trở thành ai trong 3-5 năm tới?
• Văn hóa nội bộ nào cần được nuôi dưỡng để đạt điều đó?
• Những điểm nghẽn vận hành nào đang kìm hãm tốc độ tăng trưởng?
Chưa rõ đường bay, đừng vội chọn máy bay.
2. Xem lại quy trình vận hành – để giữ cái đang tốt và cải tiến cái chưa ổn
Tiếp đến, tôi sẽ đi sâu vào các mắt xích vận hành:
• Chỗ nào đang khiến khách hàng phải chờ?
• Chỗ nào nhân viên mất động lực?
• Và có quy trình nào làm vì… thói quen chứ không còn tạo ra giá trị?
Điều quan trọng không phải là vẽ lại toàn bộ, mà là biết giữ cái đang là lợi thế – và loại bỏ thứ đã trở thành lực cản.
3. Đo độ sẵn sàng thay đổi – để không bị “bốc hỏa” giữa đường
Nhiều CEO nghĩ nhân sự sẵn sàng đổi mới vì ai cũng gật đầu trong cuộc họp. Nhưng thật ra, phần lớn sự kháng cự nằm… dưới tảng băng:
• Sợ bị thay thế
• Không hiểu “đổi để làm gì”
• Hoặc đơn giản là chưa được nghe chia sẻ đầy đủ
Và văn hóa doanh nghiệp – nhanh hay chậm, mở hay đóng – mới là thứ quyết định hành trình này dài bao lâu, rủi ro bao nhiêu.
4. So sánh giải pháp một cách khách quan – vì không có phần mềm hoàn hảo
Sau khi rõ chiến lược, quy trình và văn hóa, lúc này tôi mới bắt đầu xem xét giải pháp công nghệ.
Không phải chọn cái tốt nhất, mà là cái PHÙ HỢP NHẤT.
Mỗi phương án đều có điểm mạnh – điểm yếu. Quan trọng là chọn đúng cái giúp doanh nghiệp:
• Tối ưu vận hành
• Linh hoạt mở rộng
• Và giảm thiểu rủi ro triển khai
5. Xây nền “Case for Change” – để nhân sự không đứng ngoài cuộc
Cuối cùng, tôi sẽ cùng ban lãnh đạo xây dựng một thông điệp xuyên suốt:
• Vì sao chuyển đổi số?
• Lợi ích cụ thể nào cho từng bộ phận?
• Và nếu không làm, 1-2 năm nữa sẽ ra sao?
Thông điệp đó sẽ trở thành kim chỉ nam cho toàn bộ truyền thông nội bộ – giúp nhân sự không chỉ biết, mà còn muốn đồng hành.
Tóm lại:
Chuyển đổi số không bắt đầu bằng công nghệ. Nó bắt đầu bằng tư duy đúng, chiến lược rõ ràng, và sự sẵn sàng từ bên trong.
Bạn đang chuẩn bị bước vào hành trình chuyển đổi số?
Vậy, bước đầu tiên bạn chọn là gì? Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy lưu lại – hoặc chia sẻ để có thêm góc nhìn từ những người cùng hành trình.
—
Hoàng – Doanh nghiệp Số
Mobile/Zalo: 0902197499